Cơ chế hình thành Nhân tố chuyển vị ngược

Hình 2: Mô hình chuyển vị ngược LTR ở chuột. Cấu trúc gồm LINE1 và SINE. Phức hợp RNA-protein L1 (RNP). Prôtêin ORF1 tạo thành các trimers liên kết RNA.
  • Có nhiều loại nhân tố chuyển vị ngược, được hình thành khác nhau và bản sao của chúng "nhảy" theo các cách khác nhau trong bộ gen. Nhưng ở mức độ đơn giản nhất, có thể mô tả tổng quát một gen chuyển vị ngược như sau (hình 1).[11][12]
    Các bước:
  1. Nhân tố (gen) này tổng hợp ra RNA qua quá trình phiên mã.
  2. Bản mã phiên (RNA) tạo thành phức hợp ribô-nuclêô-prôtêin.
  3. RNA trong phức hợp này làm khuôn để tổng hợp ra bản gen sao giống như bản gốc đã tạo ra nó, nhờ phức hợp đặc trưng, trong đó có vai trò chủ yếu của nhóm enzym ri-vec-taza (reverse transcriptase).
  4. Bản gen sao này được chèn (cũng gọi là dán - paste) vào lô-cut gen ở DNA đích.
  • Không có một mô hình (model) nào về cơ chế này được coi là điển hình và phải hoàn toàn giống như trên. Chẳng hạn mô hình chuyển vị ngược LTR ở chuột đã được nghiên cứu, diễn ra tóm tắt theo sơ đồ ở hình 2.
  • Một mô hình khác (hình 3), trong đó mô tả có di cư và tích hợp (integration), trong đó có liên quan đến khung đọc mở.
Hình 3: Xem chi tiết ở LTR

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân tố chuyển vị ngược http://www.sas.rochester.edu/bio/labs/thelab/Mainp... http://www.biology-pages.info/T/Transposons.html https://www.britannica.com/science/transposon#ref1... https://www.nature.com/articles/35057062 https://en.oxforddictionaries.com/definition/retro... https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/... https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-... https://medical-dictionary.thefreedictionary.com/R... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC41394... https://www.biology-online.org/dictionary/Retrotra...